Thủ tục hành chính bắt buộc thực hiện khi sang Pháp

Đối với sinh viên quốc tế, sau khi sang Pháp lần đầu tiên với tấm visa sinh viên, các bạn cần lập tức tiến hành thực hiện một số thủ tục hành chính bắt buộc sau đây. Dưới đây, VFE- Vietnam France Exchange sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết về những thủ tục hành chính bắt buộc dành cho du học sinh Pháp nhé!

1. Hoàn thiện phí CVEC

CVEC là tên viết tắt của “Contribution de Vie Étudiante et de Campus” – có nghĩa là phí đóng góp xây dựng môi trường học tập và đời sống sinh viên.

TẤT CẢ CÁC SINH VIÊN đăng kí học tại một cơ sở đào tạo cao học tại Pháp theo chương trình đào tạo chính quy bắt buộc phải đóng chi phí này. Phí CVEC sẽ phải được đóng mới hàng năm trước khi nhập học. Và sinh viên BẮT BUỘC PHẢI cung cấp giấy xác nhận đã đóng phí CVEC này cho Nhà trường để được quyền đăng kí nhập học chính thức tại trường.

Cách thức đóng phí CVEC:

1. Thanh toán trực tuyến :
– Đăng kí tài khoản trên trang messervices.etudiant.gouv.fr
– Kết nối với trang cvec.etudiant.gouv.fr
– Khai báo địa chỉ thành phố nơi bạn học và thanh toán phí CVEC qua thẻ ngân hàng
– Tải về máy chứng nhận thanh toán của bạn

2. Trả bằng tiền mặt tại bưu điện :
– Đăng kí tài khoản trên trang messervices.etudiant.gouv.fr
– Kết nối với trang cvec.etudiant.gouv.fr
– Tải về máy mẫu thông báo trả phí CVEC
– Trả phí bằng tiền mặt tại một bưu điện
– Chờ khoảng 2 ngày để nhận một mail thông báo kèm với một chứng nhận đã thanh toán để tải về.

Giấy tờ cần chuẩn bị cho việc khai thông tin trên tài khoản: Passport & Accord préalable d’inscription (in từ hồ sơ Campus France).

 

2. Xác nhận hiệu lực visa VLS-TS có giá trị như thẻ cư trú

Đối với các sinh viên quốc tế đến du học Pháp trước đây, trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi đến Pháp, các bạn sẽ cần xác nhận hiệu lực visa VLS-TS có giá trị như Thẻ cư trú (hay còn gọi là thủ tục OFII) bằng cách đặt hẹn tại Cơ quan chính quyền (Préfecture) và nộp tờ khai OFII đã điền khi làm visa.

Xem thêm  Học tiếng Pháp cấp tốc cùng VFE, tại sao không?

Kể từ ngày 18 tháng 2 năm 2019, các bạn không cần phải lấy hẹn tại Cơ quan chính quyền để xác nhận visa sinh viên dài hạn nữa. Bạn chỉ cần đăng nhập vào trang web của Tổng cục quản lí người nước ngoài tại Pháp và tiến hành thủ tục.

Trước đó, bạn cần mở một tài khoản ngân hàng (thẻ ngân hàng sẽ giúp bạn dễ dàng mua tem thuế), và có một địa chỉ cư trú cố định. Tùy từng trường hợp mà việc này sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định (tìm nhà, hoàn thành thủ tục ngân hàng..). Nhưng sau đó thì bạn chỉ mất vài phút trên trang web để hoàn thành thủ tục xác nhận visa thôi!

Các bước:

1. Đăng nhập vào website https://administration-etrangers-en-france.interieur.gouv.fr/
2. Điền thông tin trên visa: số visa, ngày bắt đầu và kết thúc hiệu lực, ngày cấp, lý do cư trú
3. Điền thông tin bổ sung: hoàn cảnh gia đình, số điện thoại, địa chỉ email
4. Khai ngày nhập cảnh vào Pháp và địa chỉ ở Pháp
5. Mua tem thuế có trị giá 60 euros (tương đương 1,600,000 VNĐ)

Và thế là xong! Visa của bạn đã có giá trị tương đương thẻ cư trú dài hạn. Trong quá trình xác nhận trực tuyến visa, các bạn sẽ nhận được hai email:
– Email đầu tiên sẽ cung cấp các thông tin đăng nhập để bạn có thể truy cập vào hồ sơ cá nhân của mình. Xác nhận visa của bạn cũng sẽ có trong hồ sơ cá nhân đó.
– Email thứ hai xác nhận với bạn những thông tin mà bạn đã cung cấp. Email này là xác nhận cho việc bạn có thể tải xuống xác nhận visa của mình.

Trong vòng 3 tháng đầu tiên này, du học sinh Pháp có thể đi lại giữa các nước thuộc khối Schengen. Nhưng lưu ý, sau 3 tháng, nếu visa VLS-TS của bạn chưa được xác nhận, bạn sẽ không còn cư trú hợp pháp trên lãnh thổ nước Pháp, và các bạn cũng không thể qua biên giới của các nước thuộc khối Schengen. Trong trường hợp này bạn sẽ buộc phải xin cấp lại visa mới. Vì vậy đừng quên thực hiện xác nhận trong vòng 3 tháng đầu tiên nhé!

 

3. Đăng kí nhập học chính thức: 

Đăng kí nhập học chính thức là thủ tục bắt buộc hàng năm vào mỗi đầu năm học mới, áp dụng cho mọi du học sinh Pháp dù mới hay đang theo học rồi. Sau khi hoàn tất, các bạn sẽ nhận được Certificat de scolarité (Xác nhận nhập học) và Carte d’étudiant (Thẻ sinh viên) với số INE chính thức. Nếu bạn đã có số INE rồi, bạn sẽ được cấp lại Certificat de scolarité để xin gia hạn Thẻ lưu trú.

Xem thêm  VFE được mời tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh Đại học

Cách thức đăng kí nhập học chính thức:

1. Mỗi trường sẽ có một lịch nhập học cùng với hướng dẫn nhập học riêng. Thông thường, các trường sẽ có gửi email hướng dẫn cụ thể cho sinh viên, hoặc đăng tải hướng dẫn nhập học trên website trường. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều trường đại học cho phép sinh viên thực hiện đăng kí nhập học trực tuyến.
2. Giấy tờ cần chuẩn bị về cơ bản gồm có:
– Xác nhận thanh toán CVEC
– Bản sao hộ chiếu và visa
– Bằng tốt nghiệpTHPT hoặc bằng đại học (nếu có)
– Học bạ THPT/Bảng điểm đại học
– Accord préalable d’inscription (Campus France)
– Ảnh thẻ
– Attestation d’assurance “Responsabilité civile”
– Giấy cho phép của cha mẹ (Autorisation parentale) nếu dưới 18 tuổi
– Bản gốc và bản photo chứng nhận học bổng (nếu có học bổng)/Xác nhận được miễn một phần học phí (Exonération partielle des frais d’études)

Tất cả các hồ sơ trên cần phải được dịch công chứng tiếng Pháp hoặc Anh tùy vào yêu cầu của trường.

 

4. Đăng kí bảo hiểm xã hội: 

Đăng kí Sécurité sociale là bước thủ tục bắt buộc đối với sinh viên quốc tế đến Pháp du học. Bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ sinh viên chi trả đến 70% các chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh & thuốc thang tại các cơ sở y tế trong suốt thời gian sống tại Pháp. Kể từ tháng 03/2018, việc tham gia Bảo hiểm xã hội là HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ ĐỐI VỚI SINH VIÊN QUỐC TẾ!

Xem thêm  Từ vựng tiếng Pháp cho người mới và cách học hiệu quả nhất

Cách đăng kí:

1. Đăng ký tham gia bằng cách khai thông tin tại mục Je m’insris directement en ligne» tại : https://etudiant-etranger.ameli.fr/
2. Cung cấp các giấy tờ:
– Giấy đăng ký nhập học của trường (Attestation d’inscription hoặc certificat de scolarité).
– Bản sao hộ chiếu và visa
– Tem OFII
– Giấy khai sinh (Acte de naissance) dịch công chứng ở Pháp
– Số RIB ngân hàng
3. Tạo tài khoản và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ trên tài khoản Ameli:
– Dựa trên hồ sơ giấy tờ được cung cấp đầy đủ và chính xác, bạn sẽ được cấp xác nhận tạm thời/chính thức trên tài khoản, gọi là “Attestation provisoire d’affiliation à la sécurité sociale” hoặc “Attestation définitive”
– Sau đó, bạn hãy tiến hành đăng kí hệ thống thẻ khám bệnh điện tử Carte vitale.
(Chi tiết xem tại: https://vfegroup.vn/carte-vitale)

Thông thường, Sécurité sociale sẽ chi trả tối đa 70% chi phí khám, chữa bệnh của bạn. Tuy nhiên, các bạn nên tìm hiểu và đăng ký tham gia thêm Bảo hiểm sức khỏe bổ sung (Complémentaire santé) hay còn thường được gọi là Mutuelle để được hoàn trả chi phí khám bệnh lên tới 100% nhé!

Xem thêm: Bảo hiểm y tế bổ sung tại Pháp

Block "”cuoibaiviet”" not found

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *