Talkshow Online: Du học tiếng Pháp – Cơ hội gấp bội thách thức

Ngày 11/4 vừa qua Talkshow Online 2: “Du học tiếng tại Pháp – Cơ hội gấp bội thách thức” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Với sự chia sẻ của 3 diễn giả tài năng: Ngọc Lan, Diệu An, Nguyễn Văn Dương, chúng ta đã có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về chương trình Dự bị tiếng tại Pháp và cơ hội Du học Pháp.  

Diễn giả Nguyễn Văn Dương – tốt nghiệp Cử nhân loại Giỏi ngành Tài chính ngân hàng tại Học viện Chính sách và Phát triển và đã có một thời gian làm việc tại Việt Nam. Anh Dương đã đưa ra một quyết định vô cùng táo bạo ở tuổi 27: bỏ hết tất cả lại sau lưng để du học Pháp. Sau khi hoàn thành năm học dự bị tiếng tại đại học Caen Normandie, anh Dương đã tiếp tục theo đuổi chương trình Cử nhân Portail René Descartes tại đại học Aix-Marseiles.

Diễn giả Phạm Diệu An – một cô gái vô cùng tài năng, bản lĩnh và cá tính. Sau khi học dự bị tiếng tại Đại học Paris Nanterre, Pháp, Diệu An đã tiếp tục chương trình Thạc sĩ MBA Executive tại Paris Business School. Vốn có niềm đam mê với makeup, Diệu An dần dần trở thành một trong những MUA Việt vô cùng có tiếng tại Paris và từng hợp tác với những tên tuổi như Châu Bùi, Quang Đại…

Diễn giả Nguyễn Ngọc Lan – cựu học viên VFE. Hiện đang lựa chọn cho mình chương trình Dự bị đại học Bussiness Foundation Program. Sau khi hoàn thành năm học này, Ngọc Lan sẽ bắt đầu bước vào chương trình Bachelor in Tourism and Hospitality Management tại Excelia Group.

 

TẠI SAO LẠI LỰA CHỌN DU HỌC PHÁP?

Ngọc Lan: Trả lời cho câu hỏi này em có hai lý do lớn. Thứ nhất, Pháp là quốc gia hàng đầu về lĩnh vực Quản trị khách sạn, nhưng chi phí học tập lại “dễ thở” hơn nhiều so với quốc gia khác như Anh, Mỹ.. Bên cạnh đó, khi lựa chọn Pháp để học tập, em sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm nhiều hơn giữa cái nôi của nền văn hóa châu Âu.

Diệu An: Mình vốn có đam mê về mỹ phẩm và làm đẹp và Pháp cũng là một trong 4 quốc gia mạnh nhất về ngành làm đẹp bên cạnh Anh, Mỹ và Ý. Với đam mê của mình, Pháp là quốc gia hợp lý nhất về mặt tài chính. Ở Pháp, mình có thể tự trang trải được mọi thứ, kinh tế không còn là gánh nặng nữa. Hơn nữa, vị trí địa lý của Pháp thực sự rất tuyệt vời và đắc địa khi mình có thể dễ dàng di chuyển sang Anh và Ý.. 

Nguyễn Văn Dương: Thực tế, ước mơ du học Pháp của anh cũng nhen nhóm từ thời cấp 3 rồi. Tuy nhiên điều kiện lúc ấy còn khó khăn nên anh đã phải thực hiện muộn hơn. Bây giờ có đủ điều kiện rồi, anh rất muốn được trải nghiệm những thứ mà trước đây mình mơ ước.

Xem thêm  Dự bị tiếng Pháp tại Đại học Rennes 2

VFE dự bị tiếng Pháp 1

 

TẠI SAO CHỌN DỰ BỊ TIẾNG/ĐẠI HỌC?

Ngọc Lan: Chương trình học của em có chút đặc biệt, đó là Dự bị Đại học (thay vì dự bị tiếng). Bọn em được đào tạo thêm các kiến thức nền tảng nữa, nên cũng rút ngắn được thời gian học. Qua đó, ngôn ngữ của em không chỉ được cải thiện mà em còn nắm được các kiến thức nền tảng của chuyên ngành Quản trị Khách sạn, nhà hàng vững chắc hơn nhiều.

Diệu An: Mình có quan điểm là nhập gia thì phải tùy tục. Tức là nếu đã đi du học Pháp thì mình muốn bản thân mình biết tiếng Pháp. Mình đã học dự bị tiếng để có thể hòa nhập tốt hơn, hiểu được văn hóa Pháp, luyện tập phản xạ ngôn ngữ cũng như có thêm kinh nghiệm sống ở một đất nước mới.

Nguyễn Văn Dương: Nói thật là khi sang Pháp du học, anh chưa thực sự tự tin với khả năng ngôn ngữ của mình. Vì vậy học dự bị tiếng chính là cách để anh trau dồi thêm về ngôn ngữ, tăng cường khả năng làm việc nhóm…

CHƯƠNG TRÌNH HỌC DỰ BỊ TIẾNG TẠI PHÁP NHƯ THẾ NÀO? 

Ngọc Lan: Em chỉ học tiếng Pháp 4 tháng tại VFE và lên đến trình độ B1. Thời gian đầu lúc sang cũng hơi khó khăn nhưng nhờ sự quan tâm của thầy cô mà em cũng khá lên nhiều: thầy cô thường gửi bài giảng trước khi học để em có thể đọc bài trước. Em đã thích nghi rất nhanh và giờ thì ổn rồi.

Diệu An: Mình hơi khó tính trong việc học tiếng, nên mình học dự bị tiếng 2 trường trong 1,5 năm: Paris 12 và Paris 10. Với Paris 12: Học khá là nhàn, bản thân An muốn một môi trường áp lực hơn. Thế nên An quyết định chuyển qua Paris 10 – thực sự tiếng đã lên được nhiều hơn, đặc biệt là ngôn ngữ học thuật, đây chính là lựa chọn hợp lý cho bản thân mình. Mình rất tự tin làm việc với người Pháp. Paris 10 cho mình học cả viết văn, làm thơ, đóng kịch… cực kỳ hay, như được sống trong ngôn ngữ đó vậy! Thầy cô bạn bè cũng dễ thương lắm, như những bà tiên. 

Nguyễn Văn Dương: Thời điểm lúc ấy anh đã có trong tay bằng DELF B1 tiếng Pháp rồi. Tuy nhiên các kĩ năng của anh lại không được giỏi đều. Học kì 1, bên cạnh Nghe – Nói – Đọc – Viết, thì anh còn được học các môn học về khám phá Văn hóa, Địa lý, Ngữ pháp, Văn phong của Pháp, Phương pháp Luận, lịch sử – chính trị….

Hiểu mình đang học dự bị nên thầy cô rất nhiệt tình, họ dạy từ từ, mình thích nghi dần và hòa nhập rất nhanh. Còn ở Đại học, các thầy cô coi mình như một sinh viên người Pháp, tốc độ giảng bài khá nhanh. Vì vậy, chương trình dự bị tiếng đã giúp anh “lấy lại phong độ”.

VFE dự bị tiếng Pháp 2

 

MỌI NGƯỜI HỌC DỰ BỊ TIẾNG TỪ TRÌNH ĐỘ NÀO? SAU BAO LÂU THÌ ĐẠT TRÌNH ĐỘ ĐỂ HỌC CHÍNH THỨC?

Ngọc Lan: Em học tiếng Pháp 4 tháng, từ T8-T12 tại VFE thì đạt được B1. Sang Pháp em học Đại học ngành Nhà hàng – khách sạn nhưng lại chọn dự bị Cử nhân ở một trường Thương mại. Mới đầu cũng khá sốc và khó khăn về chương trình học, nhưng lâu dần cũng quen.

Xem thêm  Nguyễn Khôi Lâm: Nam sinh 2K3 mê nấu ăn, du học Pháp trong sự ngỡ ngàng của bạn bè

Diệu An: Mình Học tiếng Pháp từ 8/2016 đến tháng 11/2016 tại Lespace thì thấy rất chậm nên quyết định bỏ (lúc đó An chưa biết về VFE). Sau đó An đã tự thuê gia sư dạy riêng. Mình mất thêm 1 năm để từ B1 học lên B2. Với vốn tiếng Anh của mình khá oke nên khi học tiếng Pháp thì mọi thứ cũng dễ dàng hơn nhiều. 

Nguyễn Văn Dương: Trước khi học ở VFE thì anh đã có tầm 3 tháng, dành thêm 2 tháng học ở VFE – vừa học vừa đi làm, thì anh có lên được B1. Sang Pháp anh học tại lớp B1+, sau 8 tháng anh đạt trình độ B2. Anh đã dành rất nhiều thời gian, quyết tâm trong thời gian đó để học nhiều nhất có thể để đạt được B2, với anh thì học càng nhiều càng tốt.

Khi chưa có chứng chỉ nhưng anh Dương vẫn làm được hồ sơ Parcoursup, tại sao? 

Nguyễn Văn Dương: Mặc dù vào thời điểm phải nộp vào chương trình ĐH, anh chưa có chứng chỉ B2, anh vẫn có thể nộp được hồ sơ vì anh bảng điểm của chương trình Dự bị tiếng được các trường Đại học chấp nhận. Đây là điểm rất lợi thế của chương trình học sự bị tiếng. Bằng của trường Dự bị tiếng của anh Dương được chấp nhận mà không cần DELF hay TCF. 

Diệu An: Khác với anh Dương, trường hợp của mình được gửi thẳng về các trường luôn chứ không phải qua Parcoursup như anh Dương. 

VFE du học Pháp 3

KHI CHƯA ĐẠT ĐỦ TRÌNH ĐỘ TIẾNG MÀ SANG PHÁP HỌC THÌ CÓ KHÓ KHĂN GÌ KHÔNG?

Nguyễn Văn Dương: Có chứ! Có khó khăn nhưng không có rủi ro, giống như kiểu mình từ quê lên Hà Nội học vậy, luôn có khó khăn mà. Quan trọng là mình thích nghi nhanh nhất có thể thôi, nhưng nhờ đó mình có động lực để học tiếng Pháp hơn, mình phải học, phải nhớ để còn giao tiếp, kết bạn. Dần dần anh có thêm nhiều người bạn lắm. Quan trọng là mình phải luôn có động lực để tự học, ai anh cũng bắt chuyện hết: mấy cô nấu ăn, bạn học… Các bạn Pháp cực kì nhiệt tình hướng dẫn anh, những thứ mà anh không được học ở trường. 

Diệu An: Mình khác một chút, mình tự túc 100%. Mình không thể giao tiếp khi mới sang, nhưng đó chỉ là thử thách thôi. Như người khác sẽ phải nhờ này nhờ kia, nhưng bản thân mình sẵn sàng đối diện với khó khăn đó: mình sẵn sàng hỏi lại khi không hiểu, thậm chí cãi nhau (hihi), nhưng dần dần tiếng của mình lên rất nhanh. Ngoài “cãi nhau với bác thợ điện”, mình còn ra chợ “bắt chước” người ta… Sau khi cãi nhau xong mình còn mang hội thoại đó đến hỏi thầy cô, thầy cô giải thích tường tận từng chút một…. Khoảng thời gian đó rất đáng nhớ và đầy ý nghĩa với mình, mọi thứ mình đều phải tự lo nhưng tiếng Pháp chỉ bập bẹ và rồi mọi thứ vẫn ổn thôi. 

Xem thêm  TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ESITC CAEN – LỰA CHỌN LÝ TƯỞNG CHO HỌC SINH NGÀNH XÂY DỰNG

Ngọc Lan: Em hòa nhập bằng cách bắt chuyện, khơi chuyện với người Pháp: sân bay, trên tàu… Thêm một cái may mắn, là em sang Pháp và ở cùng người Pháp, thế nên tiếng Pháp lên khá là nhanh. Em cũng hỏi họ về văn hóa, phong cách sống… người ta giải đáp nhiệt tình lắm. Nhờ có việc sinh sống cùng người Pháp như vậy mà trình độ em lên cũng rất rất nhanh. 

Cả 3 diễn giả đều đồng ý rằng: Thầy cô khi dạy tiếng tại Pháp đều rất nhiệt tình, ân cần và thấu hiểu các khó khăn, quan trọng là mình phải chủ động trong quá trình học tiếng Pháp.

CHIA SẺ VỀ CƠ HỘI TÌM VIỆC LÀM THÊM TẠI PHÁP?

VFE làm thêm tại Pháp 4

Nguyễn Văn Dương: Anh làm trong nhà hàng của người Pháp, tuy nhiên các bạn có thể làm trong nhà hàng Việt nếu không tự tin về tiếng. Thời gian dự bị là thời gian vàng để học tập và tích lũy nên các em cũng chú trọng vào việc học tiếng nhé! Nếu không quá cần thiết thì có thể làm vào hè thôi cũng được. Hè là lúc mình có thể kiếm được khá nhiều công việc hay ho đấy!

Diệu An – một người từng làm thêm rất nhiều – chia sẻ: Mỗi người đều có cách để đạt được việc mình mong muốn. Bản thân là người có khả năng học ngôn ngữ khá tốt, hơn nữa là ở độc lập bên ngoài một mình nên chi phí đắt đỏ hơn. Sau 3 tuần mình đã đi làm thêm rồi. Mình đã lên mạng, tìm việc, rải CV cả trăm nơi, được 20-30 nơi nhận và mình đã chọn ra công việc mình thích. 

Du học sinh mới qua giống như từ quê lên Hà Nội đấy, công việc đầu tiên của mình là… giúp việc cho một bác Việt kiều: làm 2,5-3 tiếng/ngày, mỗi ngày chỉ cần ngồi nói chuyện với bác bằng tiếng Pháp, thi thoảng nấu các món Việt thôi hihihi.

Sau đó mình đi trông trẻ, bọn trẻ dạy lại mình tiếng Pháp luôn. Mình cũng phải kể chuyện cho cho em ấy nghe.

Công việc tiếp theo của mình là… bán trà sữa vì mình thích uống trà sữa mà trà sữa bên này lại rất đắt!

Ngọc Lan: Vừa sang em đã được giới thiệu rất nhiều công việc ấy, tuy nhiên em vẫn chưa muốn trải nghiệm vội. Các công việc còn được public rất nhiều trên mạng, nói chung là không thiếu, quan trọng vẫn là mình phải chủ động thôi. 

Cảm ơn những chia sẻ của các bạn! Chúc 3 bạn tiếp tục thành công trên con đường học tập và sớm đạt được ước mơ của mình nhé!

Block "”cuoibaiviet”" not found

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *