Portfolio du học Pháp thật nổi bật, phải làm sao?

Trong bộ hồ sơ du học, Portfolio là một trong những tài liệu quan trọng không kém CV và Thư động lực, nhất là với các bạn học sinh, sinh viên có nguyện vọng theo học khối ngành nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc,… Vậy làm thế nào để có một bộ Portfolio chuẩn du học Pháp, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

vfe-portfolio-1

I. Portfolio là gì?

Portfolio là một từ xuất phát từ tiếng Pháp, với “porte” có nghĩa là cầm, mang và “folio” có nghĩa là sách, báo. Đây là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong bộ hồ sơ du học Pháp.
Khác với CV/Résumé (bản giới thiệu về bản thân) hay Thư động lực (thư động lực nhằm thuyết phục hội đồng xét tuyển), Portfolio là những minh chứng xác thực cho những thành tựu, những sản phẩm bạn đã làm được. Nó mang đến cái nhìn trực quan, sinh động hơn và đánh dấu bản sắc riêng của từng ứng viên. Chính vì vậy, đây là một thành phần không thể thiếu trong hồ sơ của những bạn muốn du học Pháp các khối ngành thiên về sáng tạo như Nghệ thuật hay Kiến trúc.

II. Các cách trình bày Portfolio

Portfolio có thể được làm dưới nhiều hình thức. Các trường tại Pháp có thể có những yêu cầu khác nhau cho một bộ Portfolio, nhưng phần lớn, ứng viên có thể chọn hình thức phù hợp để thể hiện cá tính theo cách riêng.

1. In ấn:

Đây là cách làm Portfolio cổ điển và thường gặp nhất. Khi in Portfolio, bạn cần chú ý đến chất lượng màu in và giấy in, hình ảnh thể hiện rõ nét. Các thông tin trong Portfolio phải chỉn chu, ngắn gọn và có những “từ khóa” để tạo điểm nhấn.

Xem thêm  Bài thi DELF/DALF và những thay đổi về cấu trúc

2. Bản PDF:

Nếu không thể gửi file tài liệu dạng bản in, bạn có thể làm Portfolio định dạng PDF. Ở dạng PDF, chất lượng hình ảnh, nội dung của Portfolio vẫn được giữ nguyên đồng thời dung lượng file sẽ được giảm đi khá nhiều.

3. Portfolio trực tuyến:

Đối với các bạn làm việc trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế, Portfolio trực tuyến là cách tốt nhất để thể hiện trình độ kiến thức, kỹ năng. Một số trang tạo Portfolio trực tuyến phổ biến hiện nay có thể kể đến Dribble, Behance…

4. Portfolio video:

Hình thức Portfolio này có thể gây chú ý rất tốt với hội đồng tuyển sinh. Đây là hình thức đặc biệt và sinh động nhất giúp bạn thể hiện bản thân.

III. Những yếu tố bắt buộc trong một bộ Portfolio

  • Giới thiệu: Bạn cần đưa ra phần giới thiệu sơ lược về bản thân với những phần như: họ và tên, hình chân dung, chuyên môn, thông tin liên lạc (số điện thoại, địa chỉ, e-mail, mạng xã hội,…). Với phần thông tin liên lạc, bạn có thể để những thông tin này ở chân trang, tránh ảnh hưởng đến quá trình xem sản phẩm.
  • Thông tin về quyền sở hữu sản phẩm: Đây là phần dùng để khẳng định bản quyền sản phẩm của các bạn.
  • Các sản phẩm và diễn giải: Đây là phần quan trọng nhất của Portfolio, cũng là điểm khác biệt lớn nhất của Portfolio và CV. Trong CV, bạn chỉ được liệt kê những công việc, những dự án một cách ngắn gọn. Tuy nhiên, trong Portfolio, bạn có thể đính kèm những hình ảnh minh họa kèm phần diễn giải chi tiết cho sản phẩm để hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về sản phẩm của bạn!
  • Phương châm sống/phương châm làm việc: Bạn có thể nêu lên phương châm học tập, làm việc hay suy nghĩ về ngành học bạn theo đuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết những câu danh ngôn, trích dẫn yêu thích để làm nổi bật cá tính riêng.
Xem thêm  Trường Đại học tổng hợp Toulouse 2 – Jean Jaures

IV. Lời khuyên để có một bộ Portfolio chuẩn du học Pháp

Sau đây là 1 số mẹo VFE muốn chia sẻ tới các bạn để có 1 bộ Portfolio đậm chất riêng mà cũng chuẩn du học Pháp:

1. Về cách trình bày: 

  • Bạn nên chọn những tác phẩm “khoe” rõ những kỹ thuật cần thiết trong ngành học. Các ví dụ có thể kể đến như phối màu, kỹ thuật phối cảnh, vẽ, sắp xếp bối cảnh,…
  • Portfolio không nên quá dài, chỉ nên từ 10 – 15 trang A4 và không nên dài quá 30 trang. Vì vây, hãy chắt lọc những tác phẩm tâm đắc nhất để gây ấn tượng với hội đồng xét tuyển nhé!
  • Cách trình bày Portfolio: bạn có thể trình bày theo một câu chuyện, trình tự thời gian, hay chủ đề,… Qua đó, hội đồng tuyển sinh có thể thấy được quá trình bạn tiến bộ cũng như cách bạn đầu tư công sức vào từng tác phẩm của mình.
  • Bạn có thể thêm vào lời bình của riêng mình. Việc này giúp hội đồng xét tuyển hiểu hơn về giá trị nghệ thuật mà bạn muốn hướng đến cũng như làm rõ sự khác biệt trong từng sản phẩm.
  • Hãy để ý tới phông chữ và lỗi chính tả. Bạn nên chọn những loại phông thể hiện tính chuyên nghiệp.

2. Những lưu ý:

  • Nếu bạn đã có kinh nghiệm chuyên môn hay giải thưởng, hãy ghi thêm vào Portfolio. Bạn cũng có thể thêm những tác phẩm đang trong quá trình hoàn thiện để hội đồng tuyển sinh nhìn rõ hơn về hành trình sáng tạo nghệ thuật của bạn, cũng như về cách bạn phát triển ý tưởng của mình.
  • Để thể hiện dấu ấn cá nhân, bạn không nên sao chép từ các tác phẩm đã xuất bản. Nếu muốn, hãy đảm bảo rằng bạn được sự cho phép của tác giả, đồng thời có những thay đổi để thể hiện được nét độc đáo của mình.
  • Nên cập nhật Portfolio thường xuyên.
  • Nên gửi Portfolio dưới định dạng PDF. Đây là định dạng giúp lưu trữ nội dung và hình ảnh tốt và dễ sử dụng.
Xem thêm  5 địa điểm không thể bỏ qua tại Paris

Block "”cuoibaiviet”" not found

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *