Ăn uống, chi tiêu hằng ngày, nhà ở và dự phòng cho trường hợp ốm đau là các khoản cơ bản mà một du học sinh cần tính tới khi du học. Trong bài viết này, hãy cùng VFE tổng hợp chi phí sinh hoạt ở Pháp để dự trù kinh phí trước khi lên máy bay nhé.
Chi phí sinh hoạt tại Pháp có cao không?
Năm 2018, Thủ tướng Pháp đã đưa ra quyết định điều chỉnh phí đăng ký học Đại học với sinh viên ngoài châu Âu, cụ thể là 2770€ với hệ Cử nhân, 3770€ với hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho các du học sinh, nhiều trường học quyết định vẫn giữ nguyên mức học phí, tạo cơ hội cho nhiều sinh viên tới học tập tại Pháp.
Chi phí sinh hoạt ở Pháp của sinh viên sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thành phố mà bạn học tập. Ví dụ, tại các thành phố nhỏ hoặc trung bình, sinh hoạt phí tại Pháp sẽ trong khoảng 400 – 500€/tháng (khoảng 10-12.7 triệu VNĐ).
Theo công đoàn UNEF (Union National des Étudiants de France), chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Paris là 1156€ (khoảng 29.5 triệu VNĐ) và ở Toulouse là 777€ (khoảng 19.7 triệu VNĐ).
Như vậy, việc xác định kinh phí sinh hoạt tại Pháp cao hay thấp dựa vào nhiều yếu tố, nhất là địa điểm sống. Tuy nhiên, nếu muốn có góc nhìn tổng quan hơn về chi phí du học Pháp nói chung, bạn hãy tham khảo bài chia sẻ của VFE nhé!
>>> XEM THÊM: Chi phí du học tại Pháp: Hết bao nhiêu tiền?
Các khoản chi tiêu chính trong sinh hoạt phí tại Pháp
Chi phí ăn uống
Trung bình, người Pháp sẽ chi khoảng 300€ cho việc ăn uống mỗi tháng. Con số này có thể cao hơn nếu ở các thành phố lớn và đắt đỏ như Paris. Khi ăn ở nhà hàng, bạn có thể cần chi trả 15-20€ cho mỗi bữa. Con số này sẽ cao hơn tại nhà hàng cao cấp.
Nhưng có những lựa chọn khác khi bạn muốn ăn ngoài, kể đến như các bistro, brasserie hoặc tiệm crepe với bữa trưa chỉ từ 2-5€.
Nếu lựa chọn căng tin trường học, sinh viên sẽ được hỗ trợ 50% chi phí mỗi bữa ăn trưa. Trong khi đó, 1 bữa ăn ngoài sẽ có giá khoảng 3.25€.
Và nếu muốn tiết kiệm tối đa, bạn nên tự chuẩn bị bữa ăn tại nhà. VFE gợi ý rằng, hãy mua đồ ở siêu thị vào cuối tuần để nhận nhiều ưu đãi. Và đừng bỏ qua một số siêu thị giá rẻ như Leclerc hay Géant Casino. Đây chắc chắn là điều bạn nên lưu lại trong kế hoạch tối ưu chi phí sinh hoạt ở Pháp của mình!
Phí thuê nhà và phương tiện đi lại
Giá thuê nhà
Tiền thuê nhà sẽ chiếm từ 55%-75% trong kinh phí sinh hoạt tại Pháp của du học sinh. Theo thống kê từ UNEF, giá tiền thuê nhà tại các thành phố có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, khi sang Pháp, bạn vẫn có thể nhận hỗ trợ 30-50% tiền thuê thông qua các chương trình hỗ trợ từ Chính phủ Pháp và thực hiện qua CAF.
Ký túc xá cũng là lựa chọn khá tối ưu với chi phí ở thấp (150-600€/tháng). Song, do số lượng phòng có giới hạn nên bạn cần tìm hiểu và đăng ký sớm nhé.
Một hướng khác bạn cũng có thể tham khảo, đó là ở ghép cùng bạn bè và chia sẻ tiền nhà, thường rơi vào khoảng 300-700€/tháng.
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về cách xin CAF
Phương tiện đi lại
Như đã chia sẻ, khi ở xa trường thì chi phí đi lại của bạn sẽ tăng lên. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, Chính phủ Pháp có chính sách hỗ trợ sinh viên khi sử dụng phương tiện công cộng. Cụ thể, bạn sẽ được hỗ trợ 10-50% tiền vé xe buýt, métro, TGV,… Hãy tận dụng những ưu đãi dành cho bạn nhé!
Chi phí khám chữa bệnh
Bạn nên dành một khoản nhỏ mỗi tháng trong ngân sách chi tiêu tại Pháp của mình để dự phòng trường hợp cần đi kiểm tra sức khỏe.
Ở Pháp, có nhiều mô hình khám chữa bệnh, bạn hãy ưu tiên chọn khám các bác sĩ “diện 1” (conventionné de secteur 1). Với dịch vụ này thì bảo hiểm xã hội sẽ chi trả gần như toàn bộ. Hoặc, bạn có thể tới các trung tâm y tế trong trường học để được khám miễn phí.
Dưới đây là mức giá khám sức khỏe bác sĩ “diện 1” và số tiền bảo hiểm bạn được hoàn trả cho các dịch vụ:
- Bác sĩ đa khoa: 25€, hoàn trả 16.50€.
- Bác sĩ chuyên khoa: 25€, hoàn trả 16.50€.
- Bác sĩ phụ khoa; nhãn khoa: 30€, hoàn trả 20€.
Chi phí phục vụ giải trí
Các hoạt động giải trí không hề đắt đỏ với du học sinh Pháp. Bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi khi có thẻ sinh viên, ví dụ, được giảm giá khi tham quan bảo tàng và các điểm du lịch. Ngoài ra, còn có những hỗ trợ, những ưu đãi về giá cho nhiều dịch vụ giải trí khác như:
- Vé xem phim chỉ từ 5-7.50€.
- Vé đi bơi chỉ từ 1.5-3€.
- Vé nhà hát chỉ từ 10€.
- Báo chỉ từ 2-3€.
- Sách mini bỏ túi chỉ từ 5-10€.
Một số lời khuyên giúp tối ưu chi tiêu tại Pháp
VFE xin đưa ra một số mẹo và lời khuyên để bạn có thể tiết kiệm tối đa kinh phí sinh hoạt tại Pháp. Thời gian đầu, bạn sẽ rất bỡ ngỡ và gặp chút khó khăn trong ổn định tài chính. Hiểu rõ điều đó, dưới đây là những gì bạn cần biết để giảm bớt áp lực cho mình:
- Hãy mở thẻ ngân hàng và đăng ký nhận hỗ trợ CAF càng sớm càng tốt. Bạn nên liên hệ và kết nối với các du học sinh khác trong thành phố để nhờ hỗ trợ trong chuẩn bị làm thủ tục xin hỗ trợ.
- Khi tới ngân hàng, bạn nên đi cùng 1 người có kỹ năng nghe tốt. Hãy biết giao dịch viên đang đề nghị bạn đăng ký những gì và từ chối nếu không cần thiết.
- Như đã nhắc tới bên trên, việc mua sắm ở các siêu thị giá rẻ là rất tiết kiệm. Bạn nên tải ứng dụng tích điểm của họ để nhận những mã giảm giá và ưu đãi đặc biệt.
- Nấu ăn tại nhà cũng là một cách tốt để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
- Đi làm thêm cũng là một cách để bạn giảm bớt gánh nặng trong chi phí sinh hoạt ở Pháp. Chính phủ Pháp cho phép sinh viên đi làm thêm và thu nhập hàng tháng cũng tương đối ổn định.
>>> XEM THÊM: Top việc làm thêm phổ biến tại Pháp
Tổng kết
Chi phí sinh hoạt ở Pháp là thứ nhiều người đắn đo khi lựa chọn đi du học. Qua bài viết này, VFE hy vọng đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc, băn khoăn về các khoản chi phí này.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ cho VFE hoặc bình luận ở cuối bài viết để được tư vấn miễn phí nhé!
Biên tập viên
Bài viết mới
- Chia sẻ kiến thức16 Tháng mười, 2024[Chính thức] Điều chỉnh mức PHÍ GHI DANH năm học 2024-2025 tại các cơ sở đào tạo công lập ở Pháp!
- Chia sẻ kiến thức1 Tháng mười, 2024Du học Pháp cần biết gì về trường Excelia Business School tại Pháp
- Chia sẻ kiến thức17 Tháng chín, 2024Tìm hiểu về Viện Đá quý Quốc gia Institut National de Gemmologie
- Chia sẻ kiến thức30 Tháng tám, 2024Éva Santé – Trung tâm đào tạo: sức khỏe, xã hội và trẻ em tại Pháp