Cách học đọc, viết tiếng Pháp hiệu quả

Tiếng Pháp, cũng giống như những ngôn ngữ khác, được dạy và học theo 4 kĩ năng cơ bản: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Dù việc dạy và học các kĩ năng này được phân bố đồng đều trong quá trình học, nhưng thời gian để hoàn thiện từng kĩ năng là khác nhau, cũng như tuỳ vào sự tiếp thu của học sinh. Trên thực tế còn rất nhiều trường hợp học lệch.

Hiểu được rằng kĩ năng Viết liên quan trực tiếp đến kĩ năng Đọc, nói cách khác, để đọc, viết tiếng Pháp thành thạo, người viết cần hiểu và phân tích các bài khoá, tài liệu về chủ đề đó. Vậy học đọc, viết tiếng Pháp thế nào để áp dụng khi đi thi cũng như luyện tập ở nhà thật hiệu quả?

CÁCH HỌC ĐỌC TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ

Trước khi vào đọc vào nội dung chính của bài khoá, cần quan sát những thành phần khác như: tiêu đề, phần tóm tắt bài viết, nguồn của tác phẩm, tác giả… cũng như đọc trước phần câu hỏi của bài. Từ đó, tạo lập những giả thuyết về nội dung bài khoá.

Sau đó, đọc lướt bài khoá từ đầu đến cuối để nắm nội dung chính của bài. Trong lần đọc này không nên cố gắng hiểu, dịch từng từ một, nên trả lời các câu hỏi về thông tin chung của bài:

  • Bài khoá này thuộc thể loại gì?
  • Chủ đề của bài khoá là gì?
  • Những từ khoá của bài là gì?

đọc viết tiếng Pháp

Quay lại đọc theo từng đoạn, đọc kĩ câu đầu và câu cuối, vì thường ý chính của đoạn có thể được tìm thấy ở câu mở và kết đoạn. Cần chú ý đến các từ nối thể hiện các mối quan hệ logique, như nguyên nhân – kết quả, đối lập… để có thể dễ dàng tìm ý hơn. Từ đó có thể rút ra nội dung cơ bản của đoạn và suy ra dàn ý của toàn bài.

Xem thêm  Du học tiếng tại Pháp: Các cơ sở đạt chứng nhận FLE

Khi đọc bài, cần chú ý vào các dấu hiệu đặc biệt như: in nghiêng, ngoặc kép, in đậm,… vì thường sẽ chứa các thông tin quan trọng, phục vụ cho việc trả lời câu hỏi.

  • Để trả lời các câu hỏi về từ vựng : có thể đọc những câu ở xung quanh để tìm từ đồng nghĩa. Mỗi từ đều có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh của câu. Do đó, cần đọc kĩ câu, cùng với đoạn văn để đoán.
  • Để trả lời các câu hỏi về thông tin trong bài : Để làm dạng bài này, ta cần chú ý tìm từ khoá trong câu hỏi, từ đó suy ra đoạn văn cần tìm và lấy dẫn chứng
  • Để trả lời các câu hỏi về nội dung : Lúc này thì ta đã nắm được phần nào nội dung toàn bài, cần đọc lại bài một lần nữa để xâu chuỗi nội dung. Những câu hỏi này đòi hỏi người đọc cân nhắc và suy luận.

Chú ý:

  • Chủ đề là ý bao quát toàn bài.
  • Tránh nhầm lẫn với ý chính và ý phụ của đoạn, hay sa đà vào dẫn chứng, ví dụ.

Sau khi đã giải quyết được các câu hỏi trong bài, lúc này ta có thể đi vào đọc kĩ từng đoạn, tra cứu từ mới và phân tích sâu từng đoạn. Từ đó học cách lập luận và xây dựng câu của tác giả. Việc ghi chú lại các ví dụ trong bài khoá cũng rất hữu dụng để khi viết bài, ta có thể sử dụng lại.

Xem thêm  [Cập nhật] Lịch thi TCF 2024 mới nhất!

CÁCH HỌC VIẾT TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ

đọc viết tiếng Pháp

1. Trước khi bắt đầu làm bài viết, cần đọc thật kĩ đầu bài, phân tích đề bài. Đầu tiên cần gạch chân các từ khoá trong đề, số từ yêu cầu, dạng bài là dạng bài gì: văn kể, văn tả hay văn nghị luận… Ví dụ như đề bài yêu cầu viết bài văn nghị luận, cần trả lời đâu hỏi.

  • Chủ đề chung của bài là gì? Chủ đề cụ thể của bài yêu cầu là gì?
  • Vấn đề nào trong chủ đề này mình muốn nói đến, góc nhìn của mình là gì?

2. Tìm ý và lập dàn bài

Trước khi bắt đầu viết, việc lập dàn bài là rất quan trọng. Nhờ đó, khi viết bài, ta sẽ tránh được các vấn đề sau:

  • Ngắn, thiếu ý hoặc bỏ sót ý
  • Bố cục không rõ ràng, ý rời rạc
  • Phân chia luận điểm không hợp lí
  • Trình tự sắp xếp giữa các đoạn không liên kết

Đầu tiên, cần chọn một dạng dàn bài phù hợp với bài viết của mình. Khi làm dàn ý, không viết cả câu, chỉ nên viết các ý chính, viết theo dạng câu danh từ.

a. Mở bài

Mở bài là phần rất quan trọng trong bài viết, có nhiệm vụ giới thiệu, nêu lên quan điểm và lập trường của người viết. Mở bài cần gồm ba phần cơ bản:

  • Mở ra chủ đề
  • Nêu rõ luận điểm (ủng hộ, phản đối,…)/ mục đích bài viết ( thuyết phục, thông báo, cung cấp, cảnh báo,…)
  • Tóm tắt về dàn bài của mình
Xem thêm  Văn hoá biểu tình tại Pháp

Chú ý:

  • Xác định đối tượng hướng đến
  • Nêu lên từ khoá

b. Thân bài

  • Cần chia số đoạn một cách cân bằng, không lệch, không quá nhiều, không quá ít.
  • Mỗi đoạn sẽ bao gồm 1 ý chính
  • Phát triển các ý chính với dạng danh sách 1, 2, 3. Đối với mỗi ý chính cần có giải thích luận điểm, minh hoạ
  • Cần viết câu chuyển ý, đầy đủ, rõ ràng

c. Kết bài

Kết bài là phần quan trọng thứ hai trong bài viết, có tác dụng tóm tắt ý của toàn bài và cho người đọc một cái nhìn cụ thể.

  • Tóm tắt ngắn gọn lại các ý chính trên thân bài
  • Nêu lên một góc nhìn khác của vấn đề
  • Kêu gọi hành động hoặc đưa ra lời khuyên

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *