“Bố” Lê Tấn Hoà – 65 tuổi mới bắt đầu học Tiếng Pháp, thành tích tốt hơn nhiều các bạn trẻ

“Chú năm nay 65 tuổi, có học được ở VFE không con?” tin nhắn chú Hòa gửi tới khiến toàn bộ đội ngũ VFE xôn xao tranh luận. Một bộ phận tỏ ra đắn đo, lo lắng rằng chú sẽ khó mà theo kịp chương trình học của VFE. Nhưng cũng có những người lại tỏ ra ủng hộ, muốn xin VFE tạo điều kiện cho chú học vì với thiết kế mô hình học Online, sau mỗi buổi học đều có thể xem lại bài giảng, lại có chuyên viên đào tạo hỗ trợ giải đáp 24/24 nên chắc chắn chú Hòa sẽ có thể theo được, chỉ cần chăm chỉ mà thôi.
 
Tranh luận tưởng như không hồi kết nếu như chúng mình không biết được câu chuyện phía sau mong muốn của chú Hòa…
 
Học viên tiếng Pháp
 
 

1. ĐAM MÊ NỬA THẾ KỈ

Từ ngày còn trẻ, học tiếng Pháp đã là một trong những mục tiêu quan trọng mà chú muốn thực hiện trong đời. Hơn nữa, là một kiến trúc sư, tiếng Pháp càng đặt biệt có ý nghĩa giúp chú Hòa hiểu nhiều hơn về kiến trúc Pháp – được ví là tinh hoa kiến trúc của nhân loại. 
“Nhưng ngày ấy làm gì mà dễ dàng để học tiếng Pháp như bây giờ, cả ngày đi làm, tối về việc gia đình, gần nhà lại chẳng có trung tâm nào, mãi mà vẫn không thể theo học một cách nghiêm túc con ạ.” – “bố” Hòa chia sẻ. Khi đã an nhàn về hưu lúc 65 tuổi, giữa đợt dịch, nghe nói VFE có lớp Online, chú Hòa lập tức hỏi đăng ký ngay.
 

2. “TUỔI NÀO CŨNG CẦN PHẢI HỌC!”

Ở tuổi chú, thật đúng là chẳng mấy ai còn muốn bận bịu với sách vở. Ấy thế mà khi được bạn bè hỏi về lý do bắt đầu học ngoại ngữ dù đã ngoài 60 tuổi, chú Hòa quả quyết: “Người lớn tuổi cũng cần phải học!”. Chú muốn học tiếng Pháp vì đây là đam mê chú ấp ủ đã quá nửa đời người. Chú học để đầu óc mình luôn được hoạt động, thu nạp thêm nhiều kiến thức mới và kết nối mình với cuộc sống hiện đại. Hơn hết, chú muốn dùng những nỗ lực của bản thân để làm tấm gương cho con cháu về tinh thần học tập suốt đời: dù ở tuổi nào cũng không được từ bỏ việc học!
 

3. HỌC TỐT HƠN NHIỀU BẠN TRẺ

Thấy chú tuổi đã cao mà ngày nào cũng học hành vất vả, gia đình chú Hòa nhiều lần khuyên nhủ chú bỏ cuộc vì sợ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Hơn nữa, chương trình học của VFE cũng không hề nhẹ nhàng, lại còn là lớp online nên lại càng lo lắng hơn, sợ chú khó bắt kịp được các bạn trẻ. Thế nhưng chú Hòa vẫn quyết tâm không từ bỏ niềm say mê với tiếng Pháp của mình.
Chú Hòa vẫn hay đùa: “Các con ở VFE động viên nhiệt tình quá, bố không kịp nản lòng!”.Đều đặn mỗi tối, chú làm bạn với sách vở. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, quyết tâm và đam mê, chú học chẳng hề thua kém gì tụi thanh niên nhanh nhạy. So với nhiều cậu trong lớp, có khi chú Hòa còn “trẻ” hơn nhiều, chú trẻ ở ý chí và trong sự quyết tâm. 
“Chú Hòa chăm lắm, có hôm 11h đêm vẫn thấy tin nhắn chú hỏi bài, có bận bịu mấy mình cũng cố gắng trả lời ngay. Trong lớp, có thể chú Hòa không phải là học viên xuất sắc nhất, nhưng chắc chắn chú là học viên nỗ lực nhất! Nể phục quyết tâm của chú thật!”– Giảng viên lớp CD – K1   
 

4. “ĐẠI SỨ” CỦA VFE

Hoàn thành khóa học, chú Hòa giờ đã có thể đọc được báo Pháp, nghe hiểu và giao tiếp bằng tiếng Pháp ở mức “bảnh” rồi. Chú Hòa có lẽ là học viên đặc biệt nhất của VFE cho tới thời điểm hiện tại. Trong suốt 6 tháng đồng hành, chú gắn bó thân thiết với VFE như những người thân trong gia đình. Chẳng rõ từ khi nào mà mỗi khi nhắc tới chú Hòa, tất cả thành viên của VFE đều gọi “bố” xưng “con”. 
“Bố” Hòa vẫn thường chăm chút cho đứa “con” VFE bằng những niềm vui mộc mạc. Niềm vui khi thấy bố mặc áo VFE đi cafe sáng với bạn, thấy bố tự hào chia sẻ “Các con VFE nhiệt tình lắm! Đi học là nghiện luôn!”. VFE còn vinh dự hơn nữa khi có hẳn một “Gương mặt thương hiệu” ở Lagi, Bình Thuận, ngày ngày trao đi niềm vui sống và truyền đi khao khát học tập bất chấp thách thức của thời gian.
“Ở thời điểm con sắp bỏ cuộc tất cả, câu chuyện của bố đã giúp con thức tỉnh và truyền cho con động lực để tiếp tục học tập. Giờ đây con đã chạm tới giấc mơ du học rồi. Con cảm ơn bố rất nhiều! Con xin chúc bố luôn khỏe mạnh và mãi vui tươi như lúc này!” – Học viên lớp CP. 
 
Xem thêm: Khóa học tiếng Pháp Online – VFE 
 
 

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *