Tuyệt chiêu làm bài thi DELF B2 đạt điểm cao

Vượt qua kỳ thi DELF B2 luôn là mục tiêu lớn của người học tiếng Pháp. Việc sở hữu tấm bằng này sẽ có lợi thế cực lớn nếu bạn có mong muốn học tập và làm việc trong môi trường Pháp ngữ hay muốn nhập học vào chương trình Cử nhân, Thạc sĩ bằng tiếng Pháp tại các trường Đại học Pháp. Vậy làm thế nào để có thể vượt qua bài thi này với số điểm tốt nhất? VFE sẽ giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

VFE-VIETNAM-FRANCE-EXCHANGE-tuyet-chieu-lam-bai-thi-delf-b2-1

I. GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ KÌ THI DELF B2

Kỳ thi DELF B2 được phân ra làm 2 loại:

  • DELF B2 Tous Public dành cho mọi đối tượng người học,
  • DELF B2 Junior dành cho những bạn học sinh dưới 18 tuổi.

Về cơ bản, hai kỳ thi này đều đánh giá trình độ B2 tiếng Pháp của người học với tiêu chí, yêu cầu tương đương. Tuy nhiên, DELF Junior tập trung nhiều hơn tới những chủ đề xoay quanh lứa tuổi vị thành niên. Còn DELF B2 Tous Public xoay quanh tất cả các chủ đề đời sống, xã hội, môi trường với những vấn đề thời sự được quan tâm và hướng tới mọi đối tượng người học. Tiếp đó, DELF Junior và DELF Public có giá trị tương đương nhau và có hiệu lực vĩnh viễn.

Xem thêm: Lịch thi DELF-DALF 2022, lệ phí và cách thức đăng ký

II. THAY ĐỔI CẦN LƯU Ý VỀ CẤU TRÚC ĐỀ DELF B2

Theo France Éducation international (tên cũ CIEP – Centre international d’études pédagogiques), các bài thi DELF B2 sẽ dần được thay đổi sang format đề mới và sẽ chính thức chuyển hoàn toàn vào năm 2023. Hiện tại, các kỳ thi đã tổ chức ở Việt Nam vẫn theo format đề thi cũ, tuy nhiên, những người học B2 và mong muốn thi đỗ DELF B2 cần nắm được cả 2 format đề để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình trong những kỳ thi tới. 

Với cấu trúc chi tiết và dạng đề mẫu của bài thi DELF B2, bạn xem chi tiết tại: Cấu trúc đề thi DELF B2 

III. NHỮNG LƯU Ý GIÚP LÀM BÀI THI DELF B2 ĐẠT ĐIỂM CAO

Những lưu ý dưới đây được chia làm 4 phần tương đương với 4 kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Chính vì vậy, trước khi đọc bài viết này, bạn cần nắm thật chắc format/ cấu trúc đề thi DELF B2 (đã được chia sẻ ở trên)

Xem thêm  [Tuyệt chiêu] Học từ vựng bằng giấy a4 trong tiếng Pháp

1. Phần thi nghe: 

Ở phần thi này, lời khuyên dành cho các bạn thí sinh là hãy tận dụng thật hiệu quả phần thời gian đọc đề để phân tích và tìm ra từ khóa của từng câu hỏi trong đề. Ngoài ra, khi đã lỡ một phần thông tin, các bạn không nên bối rối hay cố gắng suy nghĩ mà bỏ lỡ phần nghe đằng sau. Hai bài nghe đầu tiên đều được nghe hai lần, vì thế các bạn có thể đánh dấu lại phần đó và tập trung nghe kĩ hơn vào lần nghe thứ hai.

2. Phần thi đọc: 

Với phần thi này, lời khuyên cho các bạn thí sinh là nên đọc kỹ để nhớ được ý chính của bài đọc, như vậy các bạn sẽ dễ theo dõi nội dung bài và hiểu bài rõ hơn. Ngoài ra, với việc tăng số lượng bài đọc (theo format đề mới), các bạn cũng cần phân bổ thời gian làm mỗi bài sao cho hợp lý, tránh việc thiếu thời gian làm bài.

3. Phần thi viết:

Ở phần thi này, các giám khảo sẽ có một khung đánh giá cho từng yếu tố, ví dụ như:

  • việc lựa chọn đúng dạng bài viết, từ đó hiểu và diễn giải được tình huống được đề cập trong đề bài;
  • khả năng nêu luận điểm, luận cứ;
  • mức độ logic và sự liên kết trong bài làm
  • việc bạn vận dụng vốn từ vựng, ngữ pháp của mình…

Với khung đánh giá như vậy, các bạn thí sinh nên đọc thật kỹ và chọn những từ khóa có trong đề, từ đó lập dàn ý chi tiết cho những luận điểm và luận cứ của mình. Ngoài ra, việc sử dụng những từ nối, những mẫu câu phức hay những từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng là một điểm cộng vì nó sẽ khiến cho bài viết mạch lạc và có sự liên kết hơn, hơn nữa, nó cũng là yếu tố đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của các bạn.

Xem thêm  Top 5 bộ phim khiến bạn yêu nước Pháp ngay lập tức

Tuy bài thi viết chỉ có một phần, nhưng các bạn cũng nên phân bổ thời gian hợp lý, tránh việc sa đà vào các dẫn chứng mà không có thời gian cho phần kết bài. Một bài thi có đủ mở – thân – kết sẽ luôn được đánh giá cao hơn một bài viết có dẫn chứng tốt nhưng lại thiếu kết bài.

4. Phần thi nói:

làm bài thi Delf B2 2

4.1. Đối với phần chuẩn bị:

Mỗi thí sinh sẽ có 30 phút để chuẩn bị cho phần thi nói của mình. Khi vào phòng chuẩn bị, các bạn sẽ được phát 2 đề bài với 2 chủ đề khác nhau. Trong thời gian đó, các bạn chọn 1 trong 2 đề bài mà mình hiểu và có khả năng triển khai nhất, tìm ra vấn đề chính (problématique) được nhắc đến trong bài (đây là phần quan trọng nhất vì nó sẽ định hướng cho toàn bộ phần thi của các bạn), sau đó lập dàn ý, liệt kê các ý cho chủ đề đó để sẵn sàng vào phòng thi.

Một gợi ý cho các bạn trong phần này là không nên sử dụng toàn bộ 30 phút cho việc lên dàn ý. Thay vào đó, các bạn nên dành 5 đến 7 phút cuối để nhẩm lại hoặc sắp xếp lại trật tự các ý của mình. Việc này sẽ giúp các bạn bình tĩnh và tự tin hơn trước khi chính thức bước vào phòng thi.

4.2. Đối với phần thi thuyết trình

Thí sinh sẽ có từ 5 đến 7 phút để trình bày những luận điểm, ý kiến của mình về vấn đề được nói đến trong đề bài, kèm theo những luận cứ để chứng minh ý kiến của mình.

Điểm tối đa của phần thi này là 7 điểm. Để đạt điểm tối đa, các bạn nên tập trung làm nổi bật sự mạch lạc, logic của các luận điểm. Ngoài ra, cũng giống như bài thi viết, các bạn nên sử dụng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa và những từ nối nhằm tăng sự liên kết giữa các phần của bài.

Xem thêm  Du học Pháp ngành quản trị khách sạn hạng sang tại trường Luxury Hotelschool Paris

4.3. Đối với phần thi tương tác với giám khảo

Ở phần thi này, các thí sinh sẽ có một phần hỏi đáp với các giám khảo. Giám khảo sẽ hỏi bạn các vấn đề liên quan đến chủ đề mà bạn chọn trong phần thi thuyết trình hoặc sẽ phản bác lại ý kiến của bạn ở phần thi thuyết trình.

Điểm tối đa của phần này là 6 điểm. Phần thi này khác phần thi thuyết trình ở chỗ nó đòi hỏi bạn phải có phản xạ nhanh và vốn từ tốt để có thể diễn đạt các ý trả lời/phản biện một cách rõ ràng và mạch lạc, đồng thời có thể bảo vệ quan điểm của mình.

Hai phần thi nói chỉ chiếm hơn một nửa tổng số điểm của bài thi nói. 12 điểm còn lại sẽ được chia vào các đầu điểm khác như: cách các bạn làm chủ từ vựng (4 điểm), cách các bạn sử dụng cấu trúc câu (5 điểm) và phần phát âm (3 điểm). Đây là lưu ý quan trọng giúp bạn định hướng kế hoạch luyện tập phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ của VFE dành cho những bạn đang chuẩn bị cho kì thi DELF B2. Ngoài ra, nếu bạn có bất kì câu hỏi nào về kì thi DELF/DALF, đừng ngần ngại nhắn tin trực tiếp qua fanpage VFE – Vietnam France Exchange

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *