Với mục đích thống nhất hoá các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ châu Âu, Trung tâm nghiên cứu sư phạm quốc tế (CIEP) đã quyết định thay đổi dạng thức, bố cục và nội dung của các bài thi DELF/DALF, cụ thể là bài thi DELF A2, B1 và B2. Những thay đổi này được cho rằng sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tính chính xác và công bằng, giảm bớt những yếu tố sai lệch khi đánh giá năng lực ngoại ngữ của các ứng viên. Hãy cùng VFE khám phá chi tiết qua bài viết sau nhé!
Chứng chỉ DELF – DALF là gì?
DELF – DALF là một hệ thống chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Pháp thông qua các bài thi đặc trưng, được điều hành bởi CIEP (Trung tâm Sư phạm Quốc tế) trực thuộc Bộ Giáo dục Pháp và có giá trị công nhận trên khoảng 900 trường tại 154 quốc gia.
Theo đó, DELF là chứng chỉ hay bằng tiếng Pháp cơ bản, DALF là chứng chỉ hay bằng tiếng Pháp chuyên sâu. Cả hai đều là văn bằng chính thức và duy nhất do Bộ giáo dục quốc gia Pháp cấp, dựa trên các cấp độ độc lập và phù hợp với khung tham chiếu chung châu Âu về chuẩn ngôn ngữ (CEFR):
- Với bằng DELF, có 4 chứng chỉ tương đương CEFR, gồm DELF A1, A2, B1 và B2.
- Với bằng DALF, có 2 chứng chỉ tương đương CEFR, gồm DALF C1, C2.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về DELF/DALF, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Tìm hiểu về bằng DELF/DALF
Những thay đổi về cấu trúc bài thi DELF/DALF
Loại bỏ các câu hỏi mở
Phần Đọc hiểu (Compréhension des écrits) và Nghe hiểu (Compréhension de l’oral) của bài thi DELF trình độ A2, B1, B2 sẽ loại bỏ các câu hỏi mở, thay vào đó là câu hỏi trắc nghiệm với lựa chọn cho sẵn.
Tăng số lượng câu trắc nghiệm
Một mặt, số lượng câu hỏi trắc nghiệm QCM sẽ tăng lên nhằm tăng tính khách quan của kết quả bài thi trong khi vẫn đảm bảo việc đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ của thí sinh.
Mặt khác, bài làm điền thông tin vào bảng, nối đáp án đúng và các câu hỏi lựa chọn Đúng/Sai vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên thí sinh sẽ không cần chứng minh câu trả lời thông qua trích dẫn đoạn văn trong bài.
Thay đổi số lượng bài làm trong mỗi phần thi
Để tránh việc thí sinh phải trả lời quá nhiều câu hỏi trên cùng một bài nghe/bài đọc, các phần thi sẽ được điều chỉnh lại nhằm đảm bảo sự thoải mái của thí sinh trong quá trình dự thi.
Ví dụ, phần Nghe hiểu (CO) của bài thi DELF A2 sẽ bao gồm 14 bài nghe ngắn thay vì 7 bài dài như hiện tại; đối với bài thi DELF B2, thí sinh sẽ có 5 bài nghe ngắn thay vì 2 bài dài.
Thay đổi thời gian làm bài
Theo thông tin mới nhất, thời gian làm bài sẽ được giữ nguyên đối với bài DELF A2 và B2. Tuy nhiên, phần thi Đọc hiểu (Compréhension des écrits) của bài DELF B1 sẽ tăng từ 35 phút lên 45 phút.
Loại bỏ việc phân ngành đối với bài thi DALF
Bài thi DALF C1/C2 sẽ không còn phân chia thành 2 ngành Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên như trước. Lý giải cho việc này, chiếu theo Khung tham chiếu chung châu Âu về chuẩn ngôn ngữ, người sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ C1/C2 được cho là hoàn toàn có thể nghe hiểu/đọc hiểu các chủ đề phức tạp nằm ngoài lĩnh vực quen thuộc của họ.
Như vậy, bắt đầu từ tháng 3/2020, CIEP sẽ huỷ bỏ việc phân ngành khi thí sinh đăng ký dự thi DALF C1/C2. Các chủ đề được sử dụng trong bài thi được cho là sẽ liên quan tới các vấn đề văn hoá xã hội phù hợp với tất cả các thí sinh dự thi. Những thay đổi kể trên bắt đầu được triển khai từ năm 2020, tuy nhiên trong thời gian 3 năm 2020-2023 (giai đoạn chuyển tiếp), thí sinh vẫn có quyền lựa chọn một trong hai định dạng bài thi DELF/DALF (mới và cũ) khi đăng ký dự thi.
Tổng kết
Với những chia sẻ trên đây, mong rằng, bạn đọc đã có thêm những thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi DELF/DALF.
Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ cho VFE để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.
Biên tập viên
Bài viết mới
- Chia sẻ kiến thức16 Tháng mười, 2024[Chính thức] Điều chỉnh mức PHÍ GHI DANH năm học 2024-2025 tại các cơ sở đào tạo công lập ở Pháp!
- Chia sẻ kiến thức1 Tháng mười, 2024Du học Pháp cần biết gì về trường Excelia Business School tại Pháp
- Chia sẻ kiến thức17 Tháng chín, 2024Tìm hiểu về Viện Đá quý Quốc gia Institut National de Gemmologie
- Chia sẻ kiến thức30 Tháng tám, 2024Éva Santé – Trung tâm đào tạo: sức khỏe, xã hội và trẻ em tại Pháp