Portfolio ngành Kiến trúc

Portfolio đối với sinh viên ngành Nghệ thuật và Thiết kế vô cùng quan trọng, được coi một tập hồ sơ cá nhân di chuyển khắp nơi và có khả năng “triển lãm” thành tích và sự phát triển của bạn qua sản phẩm sáng tạo. Một Portfolio chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có cơ hội xin học cao hoặc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

 

PORTFOLIO – YẾU TỐ TIÊN QUYẾT KHI XIN HỌC KIẾN TRÚC TẠI PHÁP

Những học sinh, sinh viên có nguyện vọng học ngành Kiến trúc tại Pháp hẳn đã nghe rất nhiều về từ Portfolio. Vậy Portfolio là gì và làm sao để có được một Portfolio gây ấn tượng với Hội đồng tuyển sinh ngành Kiến trúc?

Đơn giản, Portfolio là một hồ sơ nghệ thuật tổng hợp các tác phẩm phản ánh tính cách, thể hiện khả năng sáng tạo, làm việc và năng khiếu thẩm mỹ của bạn, phù hợp với ngành học mà bạn ứng tuyển.

Ngoài trình độ học vấn được thể hiện qua bảng điểm các năm học và trình độ ngôn ngữ, Portfolio là mục vô cùng cần thiết trong hồ sơ ứng tuyển khối ngành Kiến trúc tại Pháp. Tuy nhiên, đa số các bạn vẫn chưa nắm được cách làm một Portfolio sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Qua quá trình làm việc với rất nhiều hồ sơ du học và tìm hiểu tiêu chí xét tuyển của các Trường Kiến trúc nổi tiếng ở Pháp, VFE đã tổng hợp được một số tip giúp các bạn làm Portfolio ngành Kiến trúc được hiệu quả và thu hút Hội đồng tuyển sinh.

THỂ HIỆN RÕ ĐỘNG LỰC HỌC

Một thực tế là rất nhiều thí sinh dự tuyển vào các trường Kiến trúc tại Pháp ban đầu không biết vẽ. Vì vậy, đừng quá lo lắng, thông qua các tác phẩm trong Portfolio, Hội đồng tuyển sinh không đánh giá quá nhiều kĩ năng của một thí sinh chưa qua đào tạo bài bản mà chủ yếu đánh giá động lực học tập và mong muốn học hỏi của bạn.

Xem thêm  Đại học Tổng hợp Bordeaux

Trong Portfolio, thí sinh nên có một đoạn giới thiệu nhỏ về bản thân, nói về sở thích cá nhân, lĩnh vực mình yêu thích và lĩnh vực mình muốn phát triển. Ngoài ra, để tăng sự tương tác trong Portfolio, thí sinh có thể cung cấp thông tin liên lạc và đính kèm đường dẫn về những hoạt động nghệ thuật của mình.

 

portfolio-2

 

KHƠI DẬY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO

Có rất nhiều phương thức để truyền tải nghệ thuật, vì vậy, đừng ngần ngại sáng tạo, lựa chọn và giới thiệu các tác phẩm trong Portfolio dưới nhiều hình thức khác nhau như: bài viết nghiên cứu, nhiếp ảnh, tranh vẽ máy, vẽ tay bằng nhiều chất liệu, điêu khắc, dựng phim, v.v. Tuy nhiên, bạn muốn theo học chuyên ngành nào thì tác phẩm nên tập trung ở lĩnh vực đó, ví dụ: học Kiến trúc thì nên chụp, vẽ tranh ảnh về đường phố, nhà cửa. Dù kĩ năng hoàn thiện hay còn thiếu, bạn cũng sẽ thể hiện được sự chủ động trong việc tiếp cận, làm mới bản thân và “dám đối đầu thử thách” qua nhiều dạng thức khác nhau của nghệ thuật. Đây là một tính cách không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực Nghệ thuật . Và chính điểm này sẽ giúp Hồ sơ của bạn được Hội đồng đánh giá cao.

 

portfolio-3

portfolio-4

THỂ HIỆN TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA BẢN THÂN

Khi chưa có ý tưởng về một Portfolio, bạn có thể lên mạng tham khảo mẫu nhưng tuyệt đối không được sao chép. Portfolio từ màu sắc đến bố cục cần thể hiện chân thật con người bạn.

Xem thêm  Trường Đại học Paris Cité (Paris 5 & Paris 7)

Ngoài ra, để có dấu ấn riêng, bạn có thể đưa vào Portfolio những dự án cá nhân bạn từng có cơ hội tham gia và chia sẻ kinh nghiệm khi thực hiện dự án đó.portfolio-5

NHỮNG CHÚ Ý KHÁC KHI LÀM PORTFOLIO DU HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC TẠI PHÁP

portfolio-6

– Kích thước không quá lớn: Nếu Portfolio của bạn dưới dạng kĩ thuật số, tốt nhất là nên chọn định dạng chuẩn dưới dạng PDF, kích thước tối đa 15MB để dễ dàng chia sẻ qua thư điện tử, không nên chia sẻ qua Google Drive tránh gây khó khăn trong việc yêu cầu quyền truy cập.

– “Ít nhưng chất”: Không nên viết quá nhiều chữ hay cho quá nhiều tác phẩm, số tác phẩm cho mỗi Portfolio không nên vượt quá 30 tranh, phân bố trong khoảng từ 10 – 15 trang A4. Thí sinh nên chọn những tác phẩm, công trình tâm đắc nhất, tránh trùng lặp để không gây nhàm chán, mệt mỏi cho người xem.

– Thêm vào dự án nhóm: Dù Portfolio là một sản phẩm cá nhân nhưng chứng minh bản thân có khả năng hoạt động nhóm cũng rất quan trọng. Nếu bạn có dự án hoạt động nhóm, đừng ngại thêm vào Portfolio và nhớ chú thích thêm những cộng sự khác.

portfolio-8

– Chú ý lựa chọn phông chữ và tránh lỗi chính tả: Trong Portfolio thường không nhiều chữ nên chỉ nên dùng 2-3 phông chữ (tuyệt đối tránh những phông trẻ con như Comic Sans). Ngoài ra, cần chú trọng lỗi chính tả để đảm bảo tính chuyên nghiệp cho Portfolio.

– Không ngại khoảng trống: Việc trình bày Portfolio quan trọng ngang với nội dung trong đó. Giữa các tranh của Portfolio nên để khoảng trống sáng màu để người xem tập trung vào nội dung chính và không bị quá tải.

Như vậy, Portfolio như một cuốn sách ngắn tóm tắt sơ lược về thông tin và khả năng nghệ thuật của một thí sinh. Một Portfolio càng nổi trội thì càng thu hút Hội đồng tuyển sinh. Với đội ngũ làm hồ sơ chuyên nghiệp và nắm bắt yêu cầu của từng ngành, từng trường học, VFE đã hoàn thành ước mơ du học của nhiều bạn học sinh, sinh viên muốn theo học khối ngành Kiến trúc – Nghệ thuật tại Pháp. Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin, tiêu chí tuyển sinh các trường  Kiến trúc hay bất kì khối ngành nghề nào, hãy liên hệ ngay với VFE để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

Xem thêm  Hệ thống trường Bách khoa Polytech tại Pháp

Tìm hiểu về: Du học ngành Kiến trúc tại khối trường ENSA tại đây

Mọi bài viết thuộc bản quyền của VFE, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.

 

Bạn còn nhiều thắc mắc? Liên hệ VFE để được tư vấn miễn phí ngay qua một trong các cách sau:

CÁCH 1: Nhắn tin trực tiếp tới VFE quaFacebook VFE – Vietnam France Exchange (trả lời 24/24).

CÁCH 2: Gọi điện thoại trực tiếp tới số hotline 1900 2612 trong giờ hành chính.

CÁCH 3: Đăng kí vào Form nhận tư vấn miễn phí từ VFE.

Việc tư vấn và hỗ trợ từ VFE là hoàn toàn miễn phí!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *